ATISÔ VÀ CÁC CÔNG DỤNG CỦA THẦN DƯỢC ATISÔ

logo1

 

CÔNG TY CỔ PHẦN Y DƯỢC

PHÚC AN KHANG 

104 Nguyễn Hữu Thọ, P. Đại Kim, Q. Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 0979.024.401 / Hotline: 0989.910.326

Trang chủ»Hoạt động»Tin y dược»ATISÔ VÀ CÁC CÔNG DỤNG CỦA THẦN DƯỢC ATISÔ

ATISÔ VÀ CÁC CÔNG DỤNG CỦA THẦN DƯỢC ATISÔ

 

1.    1. Atisô được coi là “thần dược” đối với bệnh gan vì nó làm sạch độc tố trong gan. Tuy nhiên, ít ai biết rằng dược liệu này còn có tác dụng: phòng ngừa ung thư, bệnh tim, loãng xương .... Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về những tác dụng của actisô trong bài viết dưới đây.

-       Tên tiếng việt: Actiso, Atiso.

-       Tên khoa học: Cynara scolymus L.

-       Họ: Cúc (Asteraceae).

-       Mô tả:

Cây thuộc họ thảo lớn. Vào năm thứ nhất cây có một vòng lá, lá to dài có thể hơn 1m rộng có thể hơn 50cm, lá xẻ sâu thành nhiều thùy, màu trắng nhạt ở mặt dưới vì có nhiều lông nhung, gân lá nổi rõ. Vào năm thứ 2 từ giữa vòng lá có thân mọc lên cao đến 1,5m, phía trên có thân cành. Thân mang lá không cuống, nhỏ hơn, hơi phân thùy hoặc gần nguyên. Cụm hoa hình đầu to có đường kính 6-15cm, được bao bọc bởi một bao chung lá bắc, hình trứng, các lá bắc mẫn ở gốc, nhọn ở đỉnh. Đế hoa nạc mang những hoa hình ống màu lơ. Lá bắc non dùng làm thực phẩm. Quả đóng màu nâu sẫm, bên trên có mào lông trắng óng.

2. Phân bố:

Cây có nguồn gốc từ châu Âu và hiện nay đang được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, cây atiso được trồng ở các nơi có khí hậu mát mẻ như Sa Pa, Tam Đảo, và được trồng nhiều nhất ở Đà Lạt.

3. Bộ phận dùng, thu hái:

Toàn cây (lá, thân, rễ, cụm hoa) – Herba Cynarae Scolymi. Người ta thu hái cụm hoa chưa nở làm rau ăn vào tháng 12 đến tháng 2. Còn lá cũng được thu hái lúc cây sắp ra hoa hoặc đang có hoa, rọc bỏ sống lá đem phơi khô hay sấy khô.

4. Thành phần hóa học:

- Cụm hoa chứa 3-3,15% protid; 0,1-0,3% lipid; 11-15,5% đường (cần cho người bị bệnh đái tháo đường), 82% nước, còn có các chất khoáng như mangan, phosphor, sắt, các loại vitamin: 300 (gama) vitamin A; 120 (gama) vitamin B1, 30 (gama) vitamin B2, 10 mg vitamin C. 100g. Actisô cung cấp cho cơ thể 50-70 calo. Trong lá cây có một chất kết tinh, thường là phức hợp với calcium, magnesium, kalium, natrium, là một glucosid mà người ta gọi là Cynarin, có công thức C25H24O12. H2O mang hai phân tử acid cafeic và một phân tử acid quinic.

- Trong lá tươi ngoài Cynarin, có một tannoid, hai heterosid flavonic là cyanosid và một chất khác không tan trong ete gọi là scolymosid. Các hợp chất polyphenol có trong lá non nhiều hơn lá già, ở phiến lá nhiều hơn cuống lá, ở chóp lá nhiều hơn gốc lá. Từ năm 1956 người ta tổng hợp được Cynarin.

5. Công dụng:

- Cây atisô được nhân dân Châu Âu sử dụng từ lâu để chữa các bệnh sỏi bàng quang, phù thủng, các bệnh về gan.

- Tác dụng tăng tiết mật (lượng mật có thể tăng gấp 4 lần).

- Nhiều công trình đã làm sáng tỏ các tác dụng của atisô: phục hồi tế bào gan, tăng chức năng chống độc của gan, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch, làm hạ cholesterol và thông tiểu. Tinh chất được chiết xuất từ lá cây atiso cho thấy, tác dụng của atiso đỏ có thể loại bỏ các tế bào không cần thiết (tế bào chết) ra khỏi mô mà không ảnh hưởng tới các tế bào khác. Nó còn hạn chế sự nảy nở của tế bào thành nhiều dạng ung thư khác nhau như ung thư tuyến tiền liệt, bệnh bạch cầu và ung thư vú.

- Có công năng bổ xương cốt được dùng trong bệnh đau lưng, đau xương, đau khớp chân tay.

6. Cách dùng:

Atisô được sử dụng dưới nhiều dạng, có thể dùng tươi hoặc khô hâm uống hay nấu thành cao lỏng, cao mềm; còn có dạng chiết tươi bằng cồn hoặc làm cồn thuốc; hoặc nhiều dạng bào chế khác nữa.

7. Một số bài thuốc dân gian:

- Bài thuốc giảm cholesterol trong máu: sử dụng 40 gram thân cây atiso, 40 gram rễ, 20 gram cụm hoa đem phơi khô và tán nhỏ. Pha 2 gram/ lần với nước sôi và sử dụng thay thế nước trà. Có thể chỉ sử dụng 50 gram cụm hoa phơi khô và tán nhỏ. Ngoài ra, có thể sử dụng hoa atiso nấu với các nguyên liệu như giò heo hoặc lá lách lợn, bổ sung vào thực đơn hằng ngày, vừa đem lại một thực đơn ngon vừa có tác dụng điều trị bệnh.

- Bài thuốc sử dụng cây atiso chữa bệnh tiểu đường: 50 gram hoa atiso, 100 gram khoai tây, 50 gram cà rốt, 150 gram xương sườn lợn và gia vị vừa đủ. Sau khi làm sạch và sắc nhỏ các nguyên liệu, hầm xương sườn lợn chín tới rồi bỏ các nguyên liệu còn lại vào, nêm nếm cho đủ dùng. Sử dụng mỗi ngày 1 lần và sử dụng liên tục từ 5 – 10 ngày.

- Bài thuốc sử dụng atiso để giải các độc tố trong gan, tăng cường chức năng gan: 50 gram hoa atiso, 100 gram gan lợn và gia vị vừa đủ. Nấu atiso với gan lợn như những món canh khác và sử dụng mỗi ngày 1 – 2 lần, và sử dụng liên tục trong vòng 5 – 10 ngày để đem lại hiệu quả nhanh.

- Bài thuốc sử dụng atiso giải nhiệt cơ thể, giải độc gan: 2 cụm hoa atiso lớn, 3,5 lít nước, 1 bó lá dứa, 60 gram đường phèn. Các nguyên liệu cần được làm sạch trước khi nấu. Cho cụm hoa atiso (đã cắt bỏ phần cuống) vào nồi nước đang sôi, đun đến khi cụm hoa atiso mềm nhừ. Cho lá dứa (được cuộn tròn hoặc buộc lại) và đường phèn vào nồi và tiếp tục đun thêm 10 phút. Cuối cùng, chắt bỏ phần bã, đợi nước nguội dần và đổ vào bình, đặt trong tủ lạnh và uống dần. Có thể sử dụng thay thế nước suối, sử dụng mỗi ngày để giải nhiệt cơ thể, đặc biệt vào các ngày nắng nóng.

images 

 

 

Tin nổi bật

Hành Trình hỗ trợ các em học sinh khó khăn trong mùa bão lũ tháng 10/2020

  • Mô tả

    Tháng 10/2020 vừa qua, do ảnh hưởng của mưa bão đã gây thiệt hại nặng nề cho miền trung, điện bị mất, nhiều vùng bị nước lũ sạt lở ngăn cách, nhiều trường học đã bị vùi lấp, ngập trong bùn đất do mưa lũ gây sạt lở núi, hơn 50 nghìn bộ sách, vở bị ngập lũ không dùng lại được, gần sáu nghìn bàn, ghế, tủ, hàng trăm nghìn thiết bị trường học, đồ dùng khác cũng bị hỏng nặng nề. 

  • logocuoitrang1

     

    CÔNG TY CỔ PHẦN Y DƯỢC

    PHÚC AN KHANG

    Liên hệ

    MST: 0108809124

    Địa chỉ: Số 104 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

    Số điện thoại: 0979.024.401

    Hotline: 0989.910326

    Email: [email protected]

    Giấy phép kinh doanh số 0108809124 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 04/07/2019

    Facebook

    mess.png

    zalo.png

    call.png